Blue ocean

Trắc

Vòng tay gỗ Trắc 14 ly Vòng tay gỗ Trắc 14 ly
230,000
330,000 đ
Vòng tay gỗ Trắc 18 ly Vòng tay gỗ Trắc 18 ly
475,000
575,000 đ
Vòng tay gỗ Trắc 12 ly Vòng tay gỗ Trắc 12 ly
215,000
225,000 đ
Vòng tay gỗ Trắc 10 ly Vòng tay gỗ Trắc 10 ly
185,000
195,000 đ

Giải mã hiện tượng “kiệu bay” trong lễ hội truyền thống Việt Nam

Hiện tượng “kiệu bay" là một trong những câu chuyện kỳ lạ và huyền bí trong lễ hội dân gian Việt Nam.

Truyền thống rước kiệu trong ngày hội đã được ông cha ta truyền lại từ đời này sang đời khác. Tuy nhiên, khi rước kiệu, không ít lần người ta cảm thấy như có một sức mạnh siêu nhiên điều khiển kiệu, đôi khi nặng nề đôi khi nhẹ nhàng, kiệu quay đảo và nhấc bổng mọi người lên. Hiện tượng này rất khó lý giải. Tuy nhiên, các giải đáp khoa học trong bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về sự việc này.



Trong ngày hội, mỗi làng sẽ rước Thánh tại đình làng và sau đó đoàn rước Thánh sẽ đi qua các làng khác. Đoàn rước của mỗi làng sẽ ra đón đoàn rước Thánh để chào đón và tất cả các đoàn sẽ nhập cuộc cùng nhau tới đình làng để tổ chức lễ tế hội đồng. Các thanh niên khỏe mạnh và tuấn tú sẽ mang kiệu chao đảo, bay lượn khắp đường làng, ngõ phố. Các kiệu Thánh có lúc vui đến cực điểm thăng hoa “bay” liên tục. Theo các cụ phụ lão, kiệu bay là do các Thánh chào nhau thể hiện niềm vui hội ngộ. Các cỗ kiệu lớn bốn người khiêng, tám người khiêng múa như bay trên đường đi, thoắt tiến thoắt lui, lúc chạy băng băng trên đường, lúc quay tròn như cơn lốc, rất linh hoạt và uyển chuyển. Dù đường đi có đông người như nêm cối, nhưng "kiệu bay" vẫn rất thanh thoát, không bị vướng.

 

Theo TS. Nguyễn Thị Ngọc Mai, Viện Nghiên cứu con người (Viện Khoa học xã hội Việt Nam) cho biết, hiện tượng này có thể do yếu tố không cân xứng về trọng lực của những người khi khiêng kiệu. Cụ thể, chiếc kiệu được khiêng rất nặng, trong khi đó sức khỏe, chiều cao của đội khiêng kiệu mỗi người một khác nhau, từ đó dẫn đến trọng lượng kiệu không được dàn đều và trở nên khập khiễng, liêu xiêu. Ngoài ra, vì lễ hội thường diễn ra ở nông thôn nên địa bàn chỗ cao chỗ thấp, người xem kiệu đông dẫn đến xô đẩy, còn người khiêng không phải ai cũng chịu được sức nặng và giữ thăng bằng nên cảm tưởng “kiệu bay” được mô phỏng từ đó.  

 

 

  

 

Đồng quan điểm, nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải (Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người) cho biết, quan niệm kiệu bay có thể chỉ là sự ngộ nhận, chủ quan riêng của một số người mà thôi.


GS.TS Nguyễn Văn Trị, Viện Vật lý Kỹ thuật, Đại học Bách khoa Hà Nội lý giải, hiện tượng “kiệu bay” có thể được thực hiện nhờ Định luật bảo toàn mômen động lực, trong đó 8 người khiêng đều thống nhất với nhau. Đây là trạng thái thăng hoa cao độ của con người, gần giống như hình ảnh những người đứng trên không trung. Nhờ sự cân bằng của chiếc gậy nên họ có thể biểu diễn nhiều động tác trên không trung, cả mấy tiếng đồng hồ mà không sợ rơi.

 

 


Hiện tượng “kiệu bay” có nét riêng biệt, tạo thành bản sắc độc đáo của các địa phương. Xuất phát từ niềm tin, khi đặt vào khung cảnh, thời gian không gian tưng bừng của buổi lễ hội, sự ngưỡng mộ của dân chúng về vị Thánh của mình thì sự bùng phát khả năng kỳ diệu có thể xảy ra. Tuy nhiên, đây là hiện tượng tâm linh rất hiếm và vẫn còn là bí ẩn. 


Tham khảo: 

Các tin khác