Blue ocean

Trắc

Vòng tay gỗ Trắc 14 ly Vòng tay gỗ Trắc 14 ly
230,000
330,000 đ
Vòng tay gỗ Trắc 18 ly Vòng tay gỗ Trắc 18 ly
475,000
575,000 đ
Vòng tay gỗ Trắc 12 ly Vòng tay gỗ Trắc 12 ly
215,000
225,000 đ
Vòng tay gỗ Trắc 10 ly Vòng tay gỗ Trắc 10 ly
185,000
195,000 đ

Hầu đồng là gì? Ý nghĩa và văn hóa hầu đồng của người Việt

Nghi lễ tín ngưỡng thờ Mẫu được công nhận là di sản phi vật thể thứ 11 của dân tộc Việt Nam. Nhìn chung, tín ngưỡng thờ Mẫu này tạo nên tổng thể hài hòa của nhiều hoạt động đặc sắc, bao gồm các lễ hội dân gian, cuộc hành hương, nghi thức tế lễ hay những buổi tiệc thánh.

Hầu đồng là gì?

Hầu đồng là một nghi lễ thuộc tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, Đức Thánh Trần… Người ta tin rằng khi các vị thần linh nhập thân xác các tín đồ Shaman (đồng nam, nữ) sẽ có thể trừ tà, chữa bệnh và ban điều phước lành. Song, người hầu đồng (Thanh Đồng) thường đứng giá hầu đồng để thực hiện nghi lễ hầu. Thanh đồng nam giới được gọi là “cậu” và nữ giới được gọi là “cô”. Thêm nữa, có hai hoặc bốn phụ đồng (nhị trụ hoặc tứ trụ hầu dâng) đi theo Thanh Đồng để chuẩn bị trang phục, son phấn, và các lễ lạt.

 

Hầu đồng có phải là nghi lễ của Phật giáo không?

Đây là điều mà rất nhiều người đặt câu hỏi và hoài nghi. Thành thật mà nói, hầu đồng là nghi lễ thờ cúng dân gian (thờ Mẫu), hoàn toàn không phải là nghi lễ của Phật giáo. Ở phủ (nơi hầu đồng), người ta sẽ thờ 4 vị, bao gồm Mẫu Thượng Thiện (mẹ Trời),  Mẫu Thượng Ngàn (mẹ cai quản núi rừng), Mẫu Thoải (mẹ cai quản sông nước) và Mẫu Địa phủ (mẹ cai quản đất đai). Cũng như Phật Mẫu Man nương là vị cai quản chung của tín ngưỡng này. Vì thế, nếu Phật tử tham gia vào những hoạt động hành lễ này sẽ phạm tội nặng với giáo Pháp. Hơn nữa, Thanh Đồng tuyệt đối không khoác Pháp phục hậu vàng của nhà Phật, vì điều này làm ảnh hưởng đến thanh danh Phật giáo.
 


Ý nghĩa của việc hầu đồng trong tín ngưỡng thờ mẫu

 Hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu, đem lại một ý nghĩa vô cùng sâu sắc, mang đậm tính chất dân tộc Việt Nam. Thanh Đồng là người tiếp xúc trực tiếp với các thần linh cùng ý niệm khẩn cầu đem đến bình an, tài lộc, công việc hanh thông, sức khỏe tốt cho bản thân và nhân dân. Hơn nữa, điều này cũng cho thấy giá trị văn hóa, nghệ thuật được dân gian đúc kết và gìn giữ từ bao đời nay.

 

Ai mới có thể hầu đồng?

Thông thường, người hầu đồng sẽ là những thanh thiếu niên trẻ tuổi được các vị Thánh Mẫu chọn lựa. Ngoài ra, còn do hoàn cảnh thúc ép, di truyền gia tộc hay bản tính có căn đồng. Khi có “căn” mà không ra trình Thánh thường sẽ gặp vấn đề về sức khỏe, nhưng khó tìm ra và chữa khỏi bệnh. Trừ khi, họ ra hầu đồng thì sức khỏe mới cải thiện và công việc làm ăn thuận lợi hơn.

 

Tác dụng của việc hầu đồng

Khi biết rõ về nghĩa của hầu đồng là gì. Chúng ta cũng cần hiểu sâu hơn về những tác dụng mà hầu đồng đem đến cho xã hội, gia tiên, người tham dự và đặc biệt hơn là người hầu đồng. Nói cách khác nghi lễ này còn mang nhiều điều bí ẩn, vì thế việc tìm hiểu sẽ giúp chúng ta có lòng tin hơn với nét đẹp văn hóa của người Việt Nam ta.

 

Đối với xã hội

Đối với một số cá nhân trong xã hội, họ tin rằng Mẫu là hiện thân của Mẹ Thiên Nhiên (mẹ cai quản Trời, Đất, núi rừng). Điều này được hiểu rằng mọi sự tốt lành trong cuộc sống đều là Thánh Mẫu ban cho.

Do đó, con người xem đây là lời chỉ dạy của Mẹ Thiên Nhiên và tự mình nâng cao được ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường. Có thể thấy, tín ngưỡng này giúp con người kết nối và đoàn kết với nhau trong tôn giáo lẫn xã hội bên ngoài.
 


Đối với các thanh đồng

Như đã đề cập ở trên, các Thanh Đồng đều được lựa chọn bởi Thánh Mẫu. Vì thế, sau khi lên hầu đồng, họ sẽ cảm thấy lòng nhẹ nhàng và bình yên hơn trong tâm hồn.

Hơn thế, người hầu đồng được “hưởng” phúc khí từ các Thánh Mẫu, Quan Lớn nên sức khỏe có phần tốt hơn so với những người khác.

Đối với những người kinh doanh mà có cơ duyên với tín ngưỡng này. Họ sẽ được phát lộc, công việc làm ăn thuận lợi và được chỉ đi những con đường đúng đắn.  
Xem thêm:

 

 

Các tin khác