Blue ocean

ĐẠT MA SƯ TỔ

Mã SP:
Liên hệ
Trọng lượng
116x60x28
Vật liệu
gỗ bách xanh
Tượng gỗ Đạt ma sư tổ được chế tác trên nền gỗ Bắch xanh thơm dịu. Theo phong thuỷ, tượng Đạt Ma sư tổ có khả năng trấn trạch vô cùng tốt.

ĐẠT MA SƯ TỔ

Sự tích tổ sư Đạt Ma

 

Theo truyền thuyết, Bồ đề đạt ma nguyên quán tại Nam Thiên Trúc - Ấn Độ. Bồ đề Đạt Ma vốn tên thật là Bồ Đề Đa La - Một vị hoàng tử của nước Nam Thiên Trúc. Truyện kể rằng, trong một lần đến nước Hương chí Bát Nhã Đa La - vị tổ thứ 27 của nhà Phật đã bàn luận cùng Bồ Đề Đa La về chữ tâm. Bát Nhã Đa La nhận thấy vị hoàng tử này ngộ tính rất cao, suy nghĩ thấu đáo nên Bát Nhã Đa La khuyên rẳng: “Hoàng tử đối với chư pháp đã được thông đạt, vậy Hoàng tử nên lấy tên là Đạt Ma, có nghĩa là rộng lớn, thông đạt”. Từ đó, danh hiệu Bồ Đề Đạt Ma ra đời.

Sau nhiều năm tu hành, cùng với ngộ tính và sự thông minh tuyệt đỉnh của mình, Bồ Đề Đạt Ma đã thấu hiếu giáo lý Phật pháp và được Bát Nhã đa la chọn làm người thừa kế của mình. Bồ Đề Đạt Ma được tôn xưng là vị phật thứ 28 của nhà Phật. Vì sao vị Phật đạt ma xuất thân từ Nam Thiên Trúc nhưng lại được xem là người sáng lập của Thiền phái Thiếu lâm của Trung Hoa?. Tương truyền rằng, trước khi qua đời, vị tổ thứ 27 của nhà Phật – Bát Nhã đa la đã khuyên Bồ đề Đạt Ma nên xuất dương truyền pháp cũng như tìm hiểu thế sự, giác ngộ con người. Sau khi thầy mất, Đạt Ma đã nghe lời căn dặn mà xuống thuyền ra khơi đi về phía Đông Thổ (Trung Hoa nay) để truyền bá phật pháp của mình. Tiếp đó là câu truyện về cuộc gặp gỡ giữa Đạt Ma sư tổ và vua Lương Vũ Đế.

 

Cuộc gặp gỡ giữa tổ sư Đạt Ma và vua Lương Vũ Đế

 

Cuộc gặp gỡ này được nhiều ngữ lục ghi chép lại như sau: Vua Lương Vũ Đế là một người sùng đạo Phật, vua xây dựng rất nhiều chùa triền, đền đại và tự xem đó là tích công đức. Một hôm, nhà vua gặp được một nhà sư Ấn Độ và hỏi rằng: “Trẫm từ lên ngôi đến nay, xây chùa, chép kinh, độ tăng không biết bao nhiêu mà kể. Vậy có công đức gì không?”. Nhà sư đáp rằng: “Không có công đức." Sau đó nhà sư đã giảng giải về việc tích công đức để đời nhưng vua Lương Vũ Đế vẫn không lĩnh ngộ được. Lương Vũ Đế sai người tiễn khách, nhà sư băng qua sông Giang Bắc, thẳng đường qua nước Ngụy, lên núi Tung Sơn. Người ta nói rằng đó là tổ sư Bồ Đề Đạt Ma. Từ đó, hình ảnh bồ đề Đạt Ma quá hải được dựng lên để gợi nhớ sự kiện này.

 

Ý nghĩa của tượng Đạt Ma Sư Tổ

 

Hình ảnh vị tổ sư Bồ Đề Đạt Ma thường được khắc hoạ với bộ râu dài xồm xoàng, khoác áo choàng, đi chân trần, tay cầm thiền trượng. Hình ảnh tổ sư Đạt Ma mang tướng mạo hung dữ, đôi mắt luôn trợn trắng, mày quặm lại - Người ta quan niệm, tượng gỗ Đạt Ma có thần thái càng hung dữ sẽ có hiệu quả trấn trạch càng cao. Có thể nói, khi điêu khắc một pho tượng gỗ Đạt Ma đẹp người nghệ nhân gặp khó khăn lớn nhất là điêu khắc đôi mắt ngài. Đôi mắt của sư tổ Đạt Ma thường to và sâu thẳm, thần thái như đang nhìn vào hư vô, đôi mắt trừng trừng bất động và như có mãnh lực vô hình khiến người ta phải khiếp sợ. Văn học Trung Hoa từng miêu tả đôi mắt Ngài bằng từ “Bích nhã hổ tăng”. Nhà thơ Y Sa của Trung Quốc khi đối diện với bức “Bồ Đề Đạt Ma cửu niên diện bích” đã phải cảm thán rằng:

“Mắt sâu hút bóng thiên đàng

Một khung trời nhỏ, lá vàng chợt bay

Người ngồi giữa cuộc đổi thay

Nghe sông núi cạn phút giây vô thường”

Những câu thơ trên khiến chúng ta cảm nhận được sự vắng lặng đến hoang vu của vùng núi đồi tĩnh mịch. Ở nơi đó, Sư tổ Đạt Ma vẫn ung dung và lẳng lặng nhìn dòng đời đổi thay bằng một đôi “mắt sâu hút bóng thiên đàng”. Đó là sự giác ngộ và đỉnh cao của một vị tông sư vậy.

 

Như vậy, hình ảnh Bồ Đề Đạt Ma gắn liền với thần thái dữ tợn và được các nhà phong thuỷ xếp vào hàng những pho tượng có tác dụng trấn trạc tốt nhất. Đặt tượng gỗ Đạt Ma trong nhà không chỉ ngăn chặn được năng lượng xấu ảnh hưởng đến gia chủ mà còn có thể tăng thêm sức mạnh cho gia chủ, tránh được tà ma quấy nhiễu.
 

 Ý nghĩa hình ảnh tượng gỗ Đạt Ma và một chiếc giày
 

Một trong những mẫu tượng gỗ Đạt Ma được nhiều người biết đến đó là Đạt Ma và một chiếc giày. Tại sao không phải là một đôi giày mà lại là một chiếc giày? Truyện kể rằng, 3 tháng sau khi Ngài viên tịch, có ông Tấn Công đời nhà Đường trên đường đi sứ Tây Vực về gặp Đạt Ma trên vai quẩy một chiếc giầy. Ông Tấn Công hỏi Ngài đi đâu, Ngài nói ta đi về Tây. Sau đó, Tấn Công về tâu lại với vua, khi đào phần mộ của Đạt Ma sư tổ lên thì chỉ còn lại một chiếc giày. Hình ảnh Đạt Ma sư tổ Quẩy một chiếc giày xuất hiện từ đó. Mặc dù câu chuyện còn khá nhiều bí ẩn nhưng ý nghĩa của tượng gỗ Đạt Ma quẩy một chiếc giày vẫn tồn tại và được lưu truyền rộng rãi.

Hình ảnh một chiếc giày như muốn nói lên rằng, cuộc đời thực sự cũng chỉ là một cõi đến đi mà thôi. Hình ảnh Đạt Ma sư tổ cùng chiếc giày này cũng nhắc nhở con người về cuộc sống trần gian – Đời người sau khi mất đi chỉ còn lại tro tàn, hãy sống thế nào để người đời còn nhớ đến. Thiền trượng mà Ngài dùng để quẩy chiếc giày lên vai là biểu trưng của sự giác ngộ. Người ta cho rằng, Đức Đạt Ma chỉ dùng thiền trượng để quẩy một chiếc giày mang ý nghĩa: Chiếc giày để lại mộ phần là dù con người chết đi nhưng vẫn lưu dấu trên dương thế, dấu vết đó sẽ tùy duyên mà hiện hữu hay tuyệt diệt. Còn chiếc giày được ngài mang về cõi Tây thiên chính là cõi siêu thoát. Như vậy, hình ảnh sư tổ Đạt Ma quẩy chiếc giày cũng là lời nhắc nhở con người muốn giải thoát thì trước tiên cần giác ngộ, loại bỏ tham, sân, si mà sống tích cực hơn với đời.

 

Hình ảnh Đạt Ma quá hải – Ý nghĩa cao thâm

 

Như phần trên đã nhắc đến, khi đi về hướng Đông Thổ truyền giáo đức Đạt Ma đã có cuộc gặp và trò chuyện cùng vua Lương Vũ Đế về vấn đề thế nào để tích công đức. Cuối cùng, vị vua này không nhận ra Đạt Ma sư tổ và cũng không giác ngộ được ý tứ của Ngài. Đạt Ma đã xem như mình và vua không có duyên nên từ giã ra đi. Truyền rằng, khi đó sông Trường Giang nước chảy cuồn cuộn, từng cơn sóng dữ như muốn nuốt chửng con người bé nhỏ giữa đại dương mênh mông. Thế nhưng Đạt Ma sư tổ chỉ ngắt một nhành cỏ, bỏ xuống dòng sông và đứng trên đó nhẹ nhàng lướt sóng rời đi như đang đi trên đất bằng.

Hình ảnh sư tổ Đạt Ma quá hải là biểu tượng của sự giác ngộ cao và ý chí kiên định vững vàng, vượt qua mọi khó khăn gian khổ. Trong phong thủy, tượng gỗ Đạt Ma quá hải ngoài ý nghĩa trấn trạch nói chung còn là lời nhắc nhở đối với các thành viên trong gia đình về cách sống. Trong cuộc sống, chỉ cần con người có ý chí kiên định và tinh thần phấn đấu thì sẽ có thể vượt qua mọi khó khăn, trắc trở để đạt được thành công như mong đợi.

 

Tượng gỗ Đạt Ma thế võ – Biểu tượng mới của Phật giáo

 

Tại sao lại nói tượng Đạt Ma thế võ là biểu tượng mới trong Phật giáo? Hình ảnh các vị Phật và bồ tát nói chung trong Phật giáo hoặc mang dáng vẻ trang nghiêm cùng vẻ mặt hiền từ hoặc mang vẻ tươi cười hiền lành như Đức phật Di Lặc. Ở hình ảnh Đạt Ma thế võ – Vị tổ thứ 28 của nhà Phật này người ta lại thấy đâu đó nét đẹp oai hùng cùng tinh thần chiến đấu lẫm liệt. Tương truyền rằng, trong thời gian tu ở chùa Thiếu Lâm Tự trên núi Tung Sơn Ngài đã sáng lập ra thế võ độc đáo để bảo vệ sức khỏe cũng như chống lại sự tấn công của thú dữ trong rừng. Đạt Ma đã mô phỏng theo các động tác chiến đấu, cũng như tư thế rình mồi của các động vật xung quanh mà tạo nên trường phái võ mới. Sau này trường phái võ này rất nổi tiếng và được nhiều người theo học.

Tượng gỗ Đạt Ma hàng long hay Đạt Ma thế võ mang ý nghĩa trấn trạch rất mạnh. Hình ảnh này thể hiện sức mạnh và ý chí sẵn sàng chiến đấu bất kể tình huống nào xảy ra. Ý nghĩa sức mạnh tìm ẩn bên trong tư thế chiến đấu này chính là vũ khí sắc bén nhất đánh bại mọi kẻ thù. Trưng bày tượng gỗ Đạt Ma thế võ trong phòng khách không chỉ giúp gia chủ ngăn chặn được tà ma ngoại đạo xâm nhập, bảo vệ gia đạo bình yên mà còn thể hiện sự oai hùng và phong độ của người chủ gia đình.

 

Vậy nên đặt tượng Đạt Ma sư tổ ở đâu trong nhà để mang đến giá trị phong thủy cao nhất?

 

-  Trước tiên, nên đặt tượng gỗ Đạt Ma sư tổ trong phòng khách lớn, hướng ra cửa chính. Cửa chính là hướng chính diện dễ dẫn dắt tà ma ngoại đạo và năng lượng xấu vào nhà. Vì vậy, đặt tượng Đạt Ma ở phòng khách hướng ra cửa chính không chỉ thể hiện sự tôn trọng đối với Ngài mà còn có ý nghĩa trấn trạch cao nhất.

- Nên đặt tượng Đạt Ma sư tổ ở những nơi có năng lượng không tốt. Sức mạnh của Đạt Ma sư tổ sẽ trấn áp các nguồn năng lượng xấu này để bảo vệ cho gia đình.

- Có thể đặt tượng gỗ tổ sư Đạt Ma trong phòng làm việc nhằm bảo vệ gia chủ khỏi kẻ tiểu nhân gièm pha và nâng cao sức mạnh tinh thần của gia chủ.

- Nên đặt tượng gỗ Bồ Đề Đạt Ma trên bàn hoặc kệ gỗ, cách mặt sàn ít nhất 1m để thể hiện sự tôn kính đối với Ngài.

- Tuyệt đối không được đặt tượng Đạt Ma trong nhà bếp, nhà vệ sinh, phòng ngủ; không để tượng dưới mặt sàn, mặt sân, vị trí quá thấp vì những vị trí này sẽ thể hiện sự bất kính với Ngài và mang đến tai họa cho gia đình.

Tượng gỗ Đạt Ma được xem là một trong những pho tượng có ý nghĩa trấn trạch mạnh nhất trong phong thủy. Cũng giống như những vị Phật khác, mỗi pho tượng Đạt Ma đều mang một ý nghĩa riêng. Do đó, trước khi tìm mua tượng gỗ Đạt Ma cần tìm hiểu kĩ ý nghĩa của từng pho tượng để tìm được một pho tượng phù hợp với mục đích mong muốn của gia chủ. Đồng thời, vị trí đặt tượng đúng chuẩn phong thủy cũng cần được quan tâm để đạt được hiệu quả trấn trạch cao nhất.

Sản phẩm cùng loại

Trắc

Vòng tay gỗ Trắc 14 ly Vòng tay gỗ Trắc 14 ly
230,000
330,000 đ
Vòng tay gỗ Trắc 18 ly Vòng tay gỗ Trắc 18 ly
475,000
575,000 đ
Vòng tay gỗ Trắc 12 ly Vòng tay gỗ Trắc 12 ly
215,000
225,000 đ
Vòng tay gỗ Trắc 10 ly Vòng tay gỗ Trắc 10 ly
185,000
195,000 đ