Blue ocean

TAM LONG HỘ GIÁ QUAN CÔNG

Mã SP:
Liên hệ
Kích thước
180x60x36
Vật liệu
gỗ bách xanh
Tượng Quan Công trong phong thủy: Dùng trong trường hợp nhà hướng Chính Bắc, Tây Bắc, Chính Tây. Có thể bày ở trung tâm của căn nhà hoặc căn phòng. Ngoài ra, tượng thường được đặt trên bàn làm việc hoặc phòng khách phải quay mặt ra cửa chính, làm như thế vừa là chiêu tài tiến bảo vừa có thể trấn thủ môn hộ, không cho ngoại tà vào nhà quấy nhiễu. Tượng Quan Công vừa có tác dụng cầu tài vừa có tác dụng trấn trạch, hóa sát.

TAM LONG HỘ GIÁ QUAN CÔNG

Biểu tượng Quan công: Bảo vệ cho gia chủ

- Quan Công, còn gọi là Quan Vũ. Ông là người bảo vệ những người bị áp bức. Và trong thời đại hiện nay ông là thần bảo vệ cho những nhà chính trị, cảnh sát, gia chủ và chủ doanh nghiệp.

- Biểu tượng Quan Công dù ở tư thế nào, đứng, ngồi, cưỡi ngựa hay trừng mắt nhìn quân thù, Quan Công trong nhà đều mang đến năng lượng rất mạnh.

- Đặt Quan Công trên cao để canh giữ cửa trước. Người ta nói vẻ mặt của Quan Công càng hung dữ thì hiệu quả bảo vệ càng mạnh. Đừng quên vũ khí của ông là cây đại đao và thanh gươm. Nhớ đặt chúng đúng vị trí bên hình ảnh của ông.

- Một trong những lợi ích khi để Quan Công trong nhà là sự bình an và hòa thuận giữa các thành viên trong gia đình, bảo vệ cho người cha và mang tài lộc đến cho mọi người.

- Người ta tin rằng các nhà lãnh tụ và doanh nhân khi đạt Quan Công sau lưng, tại nơi làm việc, họ sẽ luôn nhận đươc sự hỗ trợ mạnh mẽ.

- Tốt nhất, nên đặt biểu tượng Quan Công tại góc Tây Bắc của ngôi nhà hoặc văn phòng, mặt hướng ra cửa để canh chừng những người ra vào nhà hoặc văn phòng, không cần thiết phải thờ cúng Quan Công, chỉ cần có biểu tượng hình ảnh là đủ.

Ý NGHĨA TƯỢNG QUAN CÔNG TRONG PHẬT GIÁO VÀ DÂN GIAN

Phật giáo có một bộ tượng Quan công hộ pháp. Dân gian xem ông như một biểu tượng của tính hào hiệp, trượng nghĩa và trung thành. Các nhà sử học cũng phê phán ông vì tính kiêu căng, ngạo mạn. Bài viết về hình tượng quan công sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về các bộ tượng của Quan Công

Quan Vũ  (162? – 220), cũng được gọi là Quan Công, tự là Vân Trường, Trường Sinh  là một vị tướng thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc ở Trung Quốc. Ông là người đã góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục Hán, với vị hoàng đế đầu tiên là Lưu Bị. Ông cũng là người đứng đầu trong số ngũ hổ tướng của nhà Thục Hán theo cách nói của tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa, bao gồm: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu. Ông là anh em kết nghĩa với Lưu Bị và Trương Phi.

Là một trong những nhân vật lịch sử của Trung Quốc được biết đến nhiều nhất ở khu vực Đông Á, hình tượng của ông đã được tiểu thuyết hóa trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung và sau này được khắc họa trong các dạng hình nghệ thuật như kịch, chèo, tuồng, phim ảnh v.v… với những chiến tích và phẩm chất đạo đức được đề cao cũng như được thần thánh hóa trong các câu chuyện dân gian, bắt đầu từ thời kỳ nhà Tùy (581-618). Ông cũng được thờ cúng ở nhiều nơi với tượng mặt đỏ, râu dài, tay cầm cây thanh long yển nguyệt và/hoặc cưỡi ngựa xích thố, đặc biệt là ở Hồng Kông. Tương truyền thanh long đao của ông nặng 82 cân (khoảng 40 kg ngày nay). Dân gian xem ông như một biểu tượng của tính hào hiệp, trượng nghĩa và trung thành, nhưng các nhà sử học cũng phê phán ông vì tính kiêu căng, ngạo mạn.

Những chuyện hiển linh của Quan Vũ sau khi chết

Những chuyện hiển linh này được dân gian kể lại, sau đó được viết trong Tam Quốc Diễn Nghĩa.

La Quán Trung trong Tam Quốc diễn nghĩa có kể lại, Tôn Quyền sau khi chiếm được Kinh Châu và chém đầu Quan Công thì mở tiệc khao quân, và tự tay rót rượu thưởng cho Lã Mông. Lã Mông cầm chén rượu, nâng lên định uống thì bỗng ném ngay xuống đất, nhảy đến chộp lấy Tôn Quyền quát: “Thằng mặt xanh râu đỏ và bọn chuột kia có biết ta là ai không?”. Rồi họ Lã xô Tôn Quyền xuống đất, nhảy lên ngồi ghế của Quyền mà hét: “Ta là Hán Thọ Đình hầu Quan Vân Trường đây”. Tôn Quyền kinh hãi, vội quỳ lạy, lạy xong thì Lã Mông ngã xuống đất, hộc máu mà chết.

Tào Tháo cũng bị anh linh của Vân Trường dọa cho chết khiếp. Lúc Đông Ngô mang đầu của Quan Công sang dâng Tào với thâm ý muốn cùng Tào “chia lửa” cơn giận dữ của quân Lưu Bị, Tào Tháo đến nhìn cái đầu của Quan Công, cười và nói đùa rằng: “Lâu không gặp, Vân Trường vẫn mạnh giỏi chứ?”. Bỗng thấy cái đầu Vân Trường trợn tròn mắt, tóc râu dựng lên, Tào Tháo thất kinh té nhào, sinh bệnh, phải làm một cái hình nhân bằng gỗ lắp vào đầu để tống táng, đích thân làm lễ trước mộ.

Có vẻ như cái chết bất ngờ khiến Quan tướng quân uất ức, không cam lòng nên linh hồn không siêu thoát mà liên tục hiện về cho người dương gian. Ông không chỉ báo mộng cho Lưu Bị, đòi đại ca phải xuất quân trả thù cho mình, mà còn lảng vảng xuất hiện nhiều nơi để đòi trả lại đầu cho mình.

Có lần, đang đêm, nhà sư Phổ Tịnh ở núi Ngọc Tuyền bỗng nghe tiếng la lớn: “Trả lại đầu cho ta”. Nhà sư nhìn lên thấy một vị tướng mặt đỏ râu dài cưỡi ngựa xích thố, tay cầm long đao, hai bên có hai tùy tướng, tất cả từ trên không bay xuống. Hai bên hỏi han nhau, rồi sư Phổ Tịnh nói: “Nhân trước, quả sau. Nay tướng công bị Lã Mông làm hại mà đòi trả lại đầu, vậy thì trước kia Nhan Lương, Văn Sú cùng với 6 tướng ở 5 ải bị tướng quân chém đầu, và biết bao quân tướng nữa chết dưới tay tướng quân thì đòi đầu ở đâu?”.

Nghe vậy, hồn Vân Trường tỉnh ngộ, biến mất, và từ đó không còn hiển linh để đòi báo oán nữa.

- Quan niệm dân gian – những lợi ích khi để tượng Quan Công trong nhà 

Biểu tượng Quan Công dù ở tư thế nào, đứng, ngồi, cưỡi ngựa hay trừng mắt nhìn quân thù, Quan Công trong nhà đều mang đến năng lượng rất mạnh. Đặt Quan Công trên cao để canh giữ cửa trước. Người ta nói vẻ mặt của Quan Công càng hung dữ thì hiệu quả bảo vệ càng mạnh.Đừng quên vũ khí của ông là cây đại đao và thanh gươm. Nhớ đặt chúng đúng vị trí bên hình ảnh của ông. Một trong những lợi ích khi để Quan Công trong nhà là sự bình an và hòa thuận giữa các thành viên trong gia đình, bảo vệ cho người cha và mang tài lộc đến cho mọi người. Người ta tin rằng các nhà lãnh tụ và doanh nhân khi đạt Quan Công sau lưng, tại nơi làm việc, họ sẽ luôn nhận đươc sự hỗ trợ mạnh mẽ.

- Quan niệm trong Phật giáo về tượng Quan Công

Trong phật giáo, có một bộ tượng trong đó có hai ngài hộ pháp là Vi đà tôn Thiên Bồ Tát và Quan Công đứng hai bên tả hữu. Về ý nghĩa bức tượng này

Tiểu sử Quan Công

QUAN CÔNG tên thật là QUAN VŨ tự là TRƯƠNG SINH sau đổi thành VÂN TRƯỜNG người làng GIẢI LƯƠNG tỉnh HÀ ĐÔNG từ thủa nhỏ nghĩa khí của QUAN CÔNG đã bộc lộ nhân thấy có kẻ cừơng hào hiếp đáp người yếu QUAN CÔNG liền giết đi rồi sống cuộc sống giang hồ phiêu bạt .Rồi QUAN CÔNG gặp LƯU BỊ và TRƯƠNG PHI 3 người kết nghĩa vườn đào thề cùng sống chết đem lại giang sơn cho nhà HÁN . Đi theo phò tá LƯU BỊ QUAN CÔNG luôn một lòng vì chủ không quản ngại vào nơi nước sôi lửa bỏng .Luôn giữ một tấm lòng son sắt sáng ngời .

Khi bất đắc dĩ phải hàng TÀO THÁO để giữ mạng sống cho CAM ,MI phu nhân ( vợ LƯU BỊ ) QUAN CÔNG luôn giữ được nghĩa khí của mình luôn biết giữ đúng phép tắc kính trên nhường dưới.Có một lần để TÀO THÁO đã bố trí cho QUAN CÔNG và 2 vị CAM ,MY phu nhân o cùng một phòng QUAN CÔNG đã cầm nến đứng hầu ở ngoài cả đem không biết mệt mỏi THÁO được tin đó không khỏi khâm phuc cái nghĩa khí đó của QUAN CÔNG. Dù TÀO THÁO có dùng của cải ,gái đẹp ,và đỗi đãi với QUAN CONG rất hậu (hơn LƯU BỊ rất nhiều): 3 ngày một tiệc nhỏ ,5 ngày một tiệc lớn ,lên ngựa thưởng một nén vàng ,xuống ngựa thưởng một nén bạc ….nhưng tất cả những thứ đó không thể nào làm thay đổi được tấm lòng son sắt của QUAN CÔNG.

Khi biết được tin anh minh ở chỗ VIÊN THIỆU QUAN CÔNG đã kô ngại gian lao vất vả “qua 5 quan chém 6 tướng để về với LƯU BỊ: Treo ấn phong vàng giã tướng TÀO Tìm anh dấn bước dạ xôn xao Xông pha nghìn dặm bon chân ngựa Xung đột năm quan múa lưỡi đao Trời đất chứa chan lòng tiết nghĩa Núi non lừng lẫy tiếng anh hào Một mình chém tương ai đuơng nổi Đề vịnh xưa nay kể xiết bao Trước khi từ giã TÀO THÁO để về với chủ cũ QUAN CÔNG đã không quên trả ơn cho THÁO (chém 2 tướng giỏi của VIÊN THIỆU là NHAN LƯƠNG vÀ VĂN SÚ, giải vây thành BẠCH MÃ giúp TÀO THÁO ) .Khi TÀO THÁO gặp nạn ở HOA DUNG .QUAN CÔNG đã nghĩ đến tình nghĩa trước đây của THÁO mà tha chết cho y .Cái nghĩa khí ấy của QUAN CÔNG khiến cho người ta vô cùng bội phục. Ngay cả TÀO THÁO cũng phải kính trọng nói với các tướng của mình rằng: ”tước lọc và tiền bạc không đổi chí lúc đến lúc đi đều phân minh những người như vậy ta vô cùng kính trọng các ngươi nên học theo”.

Về sau QUAN CÔNG đã bị LỤC TỐN dùng quỷ kế .ĐÃ bẮt được QUAN CÔNG dâng cho TÔN QUYỀN và bị xử tử vào năm KIẾN AN thứ 24(219).thọ 58 tuổi thiên hạ mất đi một vi anh hùng cái chết của ông là do tính kiêu ngạo mang lại ông đã coi thường LỤC TỐN một kẻ không có danh tiếng nhưng mưu mô sâu sắc và chính kẻ không có danh tiếng đó đã đánh cho ông thể thảm và ông đã phải trả cái giá quá đắt cho tính kiêu ngạo của mình bằng chính tính mạng mình .Nhưng cái tính kiêu ngạo của ông hầu như bị lu mờ bởi phẩm chất trung nghĩa của ông 

Sản phẩm cùng loại

Trắc

Vòng tay gỗ Trắc 14 ly Vòng tay gỗ Trắc 14 ly
230,000
330,000 đ
Vòng tay gỗ Trắc 18 ly Vòng tay gỗ Trắc 18 ly
475,000
575,000 đ
Vòng tay gỗ Trắc 12 ly Vòng tay gỗ Trắc 12 ly
215,000
225,000 đ
Vòng tay gỗ Trắc 10 ly Vòng tay gỗ Trắc 10 ly
185,000
195,000 đ