Blue ocean

Trắc

Vòng tay gỗ Trắc 14 ly Vòng tay gỗ Trắc 14 ly
230,000
330,000 đ
Vòng tay gỗ Trắc 18 ly Vòng tay gỗ Trắc 18 ly
475,000
575,000 đ
Vòng tay gỗ Trắc 12 ly Vòng tay gỗ Trắc 12 ly
215,000
225,000 đ
Vòng tay gỗ Trắc 10 ly Vòng tay gỗ Trắc 10 ly
185,000
195,000 đ

Cha mẹ có được đưa tang con cái?

Người thân qua đời là sự mất mát vô cùng đối với gia đình, người thân và bạn bè. Nhưng khi "người đầu bạc tiễn người đầu xanh" thì cha mẹ có đưa tang con không? Mời các bạn cùng phong thủy Sacha khám phá phong tục này nhé!

Ông bà, cha mẹ cao tuổi, bệnh tật hay ốm đau mà mất đi thì phần nào con cháu bớt đau buồn vì đã có lòng hầu hạ, chăm sóc cho đến lúc trút hơi thở cuối cùng. Thế nhưng cuộc con người lắm sự đổi thay, cảnh người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh đâu phải là hiếm, xót xa làm sao khi bố mẹ xế chiều đưa con về với tổ tiên. Nghi thức tang lễ của người Việt được đúc kết từ truyền thống của người xưa, qua bao thế hệ đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Tùy vào văn hóa địa phương và vùng miền sẽ có những thay đổi nhất định, tựu chung lại vẫn giữ những phong thái đó. 


Sách Thọ Mai Gia Lễ, Nhà xuất bản Hồng Đức, tác giả cư sĩ Hồ Sĩ Tân ghi chép lại phong tục dân gian về tục cưới hỏi, ma chay của người Việt Nam có ghi rằng: Cha mẹ, ông bà và cụ kỵ đều để tang hàng con, cháu, chắt nhưng ở một số địa phương trong nước ta lại cho rằng con chết trước cha mẹ là bất hiếu, là nghịch cảnh, là trốn nợ đời thế nên không để tang con. Ngoài ra trong quá trình khâm liệm người nhà còn tiến hành quấn trên đầu người mất một vòng khăn trắng. Nếu là đàn bà mà tứ thân phụ mẫu còn cả thì phải quấn đến hai vòng, có nghĩa là ở dưới cõi âm cũng để tang báo hiếu sẵn cho cha mẹ đang ở trên dương trần.
 


Thông tin từ cuốn sách Một trăm điều nên biết về phong tục Việt Nam, Nhà xuất bản Hồng Đức, tác giả Hồng Minh biên soạn, có đoạn viết: "Đã có nhiều trường hợp mẹ chết luôn bên huyệt chôn con. Hơn nữa, ngày xưa, phương tiện và thuốc thang cấp cứu khó khăn, không cho cha mẹ đưa tang con để vơi bớt nỗi đau buồn và để tránh nạn trùng tang là đúng. Chẳng những cha mẹ mà các ông già bà cả trong nội thân, sức khoẻ đã tàn cũng không được dự đưa tang, sợ vướng đến sức khoẻ.Trong nhiều tình huống khi cha mẹ đưa tang con vì quá đau lòng khiến cha mẹ ngất lịm, hoặc chết bên huyệt của con thế nên tục kiêng này góp phần làm vơi nỗi đau cho người thân và tránh nạn trùng tang cho gia đình. Đặc biệt đối với những ông bà, cụ kị già yếu cũng kiêng không cho đi đưa tang cháu con vì sợ ảnh hưởng tới sức khỏe".

Cha mẹ có để tang con không?

 

Khi con cái ra đi trước là nỗi niềm đau đớn nhất của cha mẹ. Chính vì thế mà có tục cha mẹ không được đưa tang con. Tuy nhiên, không đưa tang con không có nghĩa là cha mẹ không được để tang con. Cũng theo cuốn Thọ Mai Gia Lễ viết: "Tang phục là thể hiện tình nghĩa, có phân biệt thân sơ "Họ đương ba tháng, láng giềng ba ngày", thể hiện lòng thương xót giữa kẻ mất người còn. Vì thế, chẳng những thân thích mà người ngoài đến phúng viếng cũng nên đeo băng tang. Theo "Thọ Mai Gia Lễ" thì chẳng những cha mẹ để tang con mà ông bà và cụ kị cũng để tang hàng cháu, hàng chắt.
 


"Thọ Mai Gia Lễ" quy định như vậy nhưng ở Bắc Bộ quan niệm: "Phụ bất bái tử" (Cha không lạy con). Con chết trước cha mẹ là nghịch cảnh, là bất hiếu, con chưa kịp báo hiếu cha mẹ đã trốn nợ đời, chẳng những cha mẹ không để tang con mà khi khâm liệm con còn phải quấn trên đầu tử thi một vòng khăn trắng, nếu là đàn bà mà tứ thân phụ mẫu còn cả thì phải quấn đến hai vòng, có nghĩa là ở dưới cõi âm cũng để tang báo hiếu sẵn cho cha mẹ đang ở trên dương trần.


Những phong tục này được đúc rút từ kinh nghiệm dân gian thế nên những điều kiêng kị trong ma chay của người Việt chúng ta nên áp dụng khi có người thân trong gia đình qua đời để có thể tránh được những biến cố về sau này cho gia đình.

Xem thêm: 

Các tin khác