Blue ocean

Trắc

Vòng tay gỗ Trắc 14 ly Vòng tay gỗ Trắc 14 ly
230,000
330,000 đ
Vòng tay gỗ Trắc 18 ly Vòng tay gỗ Trắc 18 ly
475,000
575,000 đ
Vòng tay gỗ Trắc 12 ly Vòng tay gỗ Trắc 12 ly
215,000
225,000 đ
Vòng tay gỗ Trắc 10 ly Vòng tay gỗ Trắc 10 ly
185,000
195,000 đ

Mộng du là hiện tượng gì? Có phải do ma ám

Trong cuộc sống, có lẽ nhiều người đã nghe tới hiện tượng “mộng du”, có nhiều cách lý giải hiện tượng này. Có người cho đó là ma ám, nhưng liệu có phải sự thật không? Mời các bạn cùng phong thủy Sacha tìm hiểu.

Người bị mộng du có thể mở mắt nhưng đôi mắt hoàn toàn vô hồn và biểu hiện trên khuôn mặt cũng trống rỗng. Nhìn họ giống như đã thức giấc nhưng những hành động lại vụng về kì quặc. Mộng du là một hiện tượng khá kì bí và kích thích trí tò mò của nhân loại từ bấy lâu nay. Trong trạng thái không có ý thức, người bị mộng du vẫn có thể nói chuyện, điều khiển tay chân của mình để thực hiện một số hành động kỳ quặc hoặc thậm chí phức tạp mà trong lúc tỉnh táo chưa chắc họ có thể làm được. Một số trường hợp người bị mộng du còn lái cả xe. Mộng du được coi là một biểu hiện của chứng rối loạn giấc ngủ (parasomnias), là những hành vi bất thường xảy ra trong lúc ngủ. Một số rối loạn phổ biến liên quan đến giấc ngủ là đái dầm, nói mớ và nghiến răng.
 


Một số đặc điểm của tật mộng du

Có thể bạn đã thấy (qua phim ảnh) hình ảnh người bị mộng du đi lang thang khi mắt vẫn nhắm và 2 cánh tay vươn ra đằng trước. Tuy nhiên, các đặc điểm điển hình của mộng du bao gồm:

Ra khỏi giường trong lúc vẫn đang ngủ

Rất khó để đánh thức người bị mộng du

Sau khi tỉnh dậy, người vừa mộng du sẽ không thể nhớ mình đã làm gì lúc bị mộng du

Khi đã thực sự tỉnh khỏi cơn mộng du, người bị mộng du sẽ cảm thấy không thể hiểu nổi chuyện gì đang xảy ra với họ

Người bị mộng du không mắc chứng mất trí hay các chứng rối loạn thần kinh khác

Mộng du gây ảnh hưởng xấu đến công việc và đời sống xã hội của bạn 

 

Vì sao người ta bị mộng du?
Một số lý giải cho rằng tật mộng du có liên quan đến chứng động kinh, chứng loạn thần kinh, hoặc do ước muốn thầm kín của người mắc chứng này. Nhưng thật ra chưa ai thật sự biết chính xác vì sao 1 người lại mắc chứng mộng du. Khoa học đưa ra một vài khả năng như sau: Như đã nói ở trên, hiện tượng mộng du xảy ra ở giai đoạn ngủ sâu. Có thể hình dung, ở giai đoạn này, tuy bộ não không hoạt động tích cực nhưng ngược lại cơ thể vẫn có thể di chuyển.
 


Các nhà khoa học chia giấc ngủ làm 5 giai đoạn:
Giai đoạn 1: giai đoạn giấc ngủ nông. Các hoạt động cơ bắp dần chậm lại. Thỉnh thoảng có hiện tượng cơ bắp co giật
Giai đoạn 2: nhịp thở và nhịp tim dần chậm lại. Nhiệt độ cơ thể giảm nhẹ.
Giai đoạn 3: bắt đầu giai đoạn ngủ sâu. Não bắt đầu phát ra sóng chậm delta.
Giai đoạn 4: giai đoạn ngủ rất sâu. Nhịp thở đều; hoạt động cơ bắp rất hạn chế. Não sinh sóng delta.
Giai đoạn 5: mắt chuyển động nhanh, sóng não nhanh và các giấc mơ bắt đầu xuất hiện. Các cơ được thả lỏng, nhịp tim bắt đầu chậm lại, nhịp thở nhanh và nông.
 

Các chuyên gia sức khỏe tâm thần gọi hiện tượng mộng du là “rối loạn kích thích”, nghĩa là có một tác nhân nào đó kích thích bộ não thức dậy khi đang trong giai đoạn ngủ sâu, đưa người mộng du vào trạng thái chuyển tiếp giữa ngủ và thức.
Xem thêm:



 

Các tin khác