Blue ocean

Trắc

Vòng tay gỗ Trắc 14 ly Vòng tay gỗ Trắc 14 ly
230,000
330,000 đ
Vòng tay gỗ Trắc 18 ly Vòng tay gỗ Trắc 18 ly
475,000
575,000 đ
Vòng tay gỗ Trắc 12 ly Vòng tay gỗ Trắc 12 ly
215,000
225,000 đ
Vòng tay gỗ Trắc 10 ly Vòng tay gỗ Trắc 10 ly
185,000
195,000 đ

Sự tích Hà Bá bắt người

Theo truyền thuyết dân gian, Hà Bá chính là một nhân vật bí ẩn mà nhiều người có thể vẫn chưa biết đến. Vậy đây là ai? Những truyền thuyết nào có liên quan tới vị thần này? Bài viết dưới đây Phong thủy Sacha sẽ giúp bạn có được những câu trả lời chi tiết nhất.

1. Hà Bá là vị thần nào?

Hà Bá chính là một vị thần chuyên cai quản ở vùng sông nước xuất hiện trong tín ngưỡng dân gian. Ông giữ nhiệm vụ như Thổ Công cai quản về đất đai. Nên chính vì lý do này mà ngày nay mới có câu đất có Thổ Công, sông có Hà Bá.
 


Theo như miêu tả lại, Hà Bá chính là một ông già có tóc bạc trông giống một ông tiên, tay cầm thêm phất trần, bầu nước và rất vui vẻ khi ngồi trên lưng rùa. Thế nhưng ở một số địa phương khác lại có quan niệm về Hà Bá khác so với định nghĩa trên. Họ đã miêu tả Hà Bá chính là một ác thần, thường mang những tai hoạ đi gieo rắc tới các làng chài ở ven sông giống như Thuồng Luồng nên người dân rất sợ và ghét.

Ở nhiều địa phương đã lập nên đền Hà Bá với mục đích cầu mong không bị ông quấy phá. Những sự trái ngược về nhân vật này đã bắt nguồn từ các nền văn hoá cũng như tín ngưỡng trong từng khu vực khác nhau.

 

2. Những truyền thuyết có liên quan tới Hà Bá

Hà Bá được xem là một nhân vật bí ẩn của truyền thuyết dân gian. Do đó có rất nhiều người đang tìm kiếm các câu chuyện có liên quan tới vị thần này. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về Hà Bá Lôi Phong sẽ chia sẻ tới một số câu chuyện dưới đây.

 

2.1. Hà Bá và sự xuất hiện của câu “ Đất có Thổ Công sông có Hà Bá”

Câu ngạn ngữ “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá” đã được lưu truyền từ rất nhiều đời này. Theo cách hiểu cơ bản thì Đất đai do Thổ Công cai quản và trông coi, còn sông nước sẽ có Thần sông là Hà Bá cai quản và trông coi. Thông qua câu nói này dân ta muốn nhắc nhở tới mọi người đó là ở trên đồng bằng thì thờ Thổ Công, ở gần sông biển thì thờ Hà Bá. Đây là một quan niệm sâu sắc đã được lưu truyền từ xưa đến nay.
 


2.1.1. Nội dung câu chuyện liên quan tới câu nói “ Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”

Ở thời bình của nước Nam, khi đó có 1 con yêu quỷ đã xuất hiện và giáng thế tại đây. Lúc này nó nhận thấy tại Hạ Giới có Hà Bá đang cai quản ở vùng sông nước và Thổ Công cai quản ở vùng đất đai màu mỡ. Chính vì thế yêu quỷ đã đem lòng tà ác và muốn xâm chiếm về các vùng mà hai vị thần đang cai quản.

Yêu quỷ đã ngỏ lời xin Thổ Công cho bản thân của mình xây dựng nên một tòa thành nhỏ để làm nơi trú ngụ. Khi đó thần Thổ Công cũng đã chấp nhận nhưng chính vì bản tính ghen ghét, muốn chia sẻ về sự phân quyền của cả hai vị thần nên nó đã xây dựng thành mà không làm lễ cúng bái tạ Hà Bá. Thần sông lúc này đã nổi giận lôi đình.

Khi đó Hà Bá đã làm nước chảy theo các mạch ở dưới sâu trong lòng đất ngấm vào tòa thành của con yêu quỷ đỏ. Toà thành đang xây dựng tới đâu thì đều bị nước chảy làm xói mòn đi phần nền. Thần Thổ Công lúc này đã nhận ra điều không phải nên cũng đã dùng đất để chắn lại mạch nước ngầm đó.
Cơn thịnh nộ của cả hai vị thần bắt đầu từ đây. Cả hai đấu tranh nhau liên tục khiến cho dân tình khốn khổ, cây cối, đất đai hoang tàn, ngổn ngang. Sau khi đấu đá nhau quá mệt mỏi cả hai mới nhận ra được đây chính là chiêu trò mà yêu quỷ cố tình lập nên.

Cuộc chiến xảy ra dữ dội, long trời lở đất nên cả hai vị đã gặp nhau để thoả thuận cả hai sẽ không còn dính líu gì thêm với nhau và không bám thêm nhau nữa. Khi đó cả hai đã cùng nhau thốt lên câu nói “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”. Đây cũng chính điểm bắt đầu cho câu nói mà chúng ta vẫn thường xuyên nghe tới.

 

3. Tín ngưỡng thờ Hà Bá ở nhiều địa phương hiện nay
 


Có rất nhiều quan điểm về Hà Bá hiện nay, có những truyền thuyết kể lại đây là vị thần linh tốt nhưng cũng có truyền thuyết kể lại vị thần này thường gây tai hoạ cho người dân. Tuy nhiên dù thế nào đi chăng nữa thì nhiều người dân và địa phương hiện nay đã lập ra đền thờ để thờ cúng ngài.

Đặc biệt người dân ở những khu vực gần sông, gần biển rất hay thờ cúng Hà Bá. Họ quan niệm rằng việc thờ cúng ngài sẽ giúp xin được vị thần này che chở và bảo vệ cho cuộc sống mưu sinh của họ trên biển cả. Cầu cho mưa thuận gió mùa và đi biển gặp được nhiều thắng lợi nhất.

Cũng như những vị  thần linh khác xuất hiện trong lịch sử Việt Nam, Hà Bá cũng xuất phát từ trí tưởng tượng trong dân gian. Đây được xem là một nhân vật đã hữu hình hoá nên nỗi sợ hãi của con người trước những sức mạnh vô song của thiên nhiên và vùng sông nước.
Xem thêm:

 

Các tin khác